Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

Nghich ly cau chuyen muoi, duong (ky 2)

may quay phim | loa | cheat engine 6.1 | download net cut | anti netcut 3.0 | video controller vga compatible |

Năm 2012, trong khi sản lượng đường trong nước dư thừa khoảng 300.000 tấn, Hiệp hội mía đường đề xuất xuất khẩu khoảng 200.000 tấn, Bộ Công thương lại cấp hạn ngạch nhập khẩu 71.000 tấn theo cam kết WTO.
(Đất Việt)




Kỳ 2: Gian nan tìm cách xuất khẩu đường

Tháo gỡ khó khăn về vốn

Theo cân đối cung - cầu của Bộ NN&PTNT, nguồn cung đường năm 2012 vào khoảng 1,57 triệu tấn, cung cao hơn cầu khoảng 70.000 tấn. Tuy nhiên, bộ này thừa nhận, trong 5 năm gần đây, nhu cầu đường chỉ vào khoảng 1,1 - 1,2 triệu tấn/năm. Như vậy, khả năng dư thừa sẽ cao hơn dự báo rất nhiều. Chưa kể, hàng năm lượng đường nhập lậu vào Việt Nam dù không có thống kê chính thức nhưng cũng không hề nhỏ.

Năng suất mía vụ mùa 2010 - 2011 tăng từ mức 50,6 tấn/ha lên 60,5 tấn/ha nhưng chữ đường (ccs) bình quân còn quá thấp, đặc biệt là vùng ĐBSCL. Theo Cục Chế biến thương mại nông - lâm thuỷ sản và nghề muối (Bộ NN-PTNT), niên vụ mía đường 2011-2012 sẽ có 39 nhà máy đường tham gia chế biến với tổng công suất thiết kế 127.200 tấn, sản lượng mía ép 14,7 triệu tấn, với sản lượng đường khoảng 1,4 triệu tấn. Cả nước có khoảng 282.000 ha diện tích (tăng 11.000 ha so với niên vụ 2010 -2011), năng suất bình quân 60 tấn/ha, sản lượng dự kiến 16,9 triệu tấn.

Bên cạnh đó, Hiệp hội Mía đường Việt Nam, cho biết, năng suất mía hai niên vụ gần đây tăng vọt lên 60 tấn mía/ha, cao hơn so với bình quân hàng năm tới 10 tấn. Vì vậy, sản lượng đường sẽ còn tăng cao hơn nữa.

Chuyên gia Nguyễn Đình Bích (Bộ Công thương) nhận định: Năm 2012 dự báo sản lượng đường của Brazil - quốc gia xuất khẩu đường lớn nhất thế giới, sẽ phục hồi sau 2 năm mất mùa, khủng hoảng kinh tế và lượng đường tồn kho còn khoảng 300.000 tấn tạo áp lực lớn cho mía đường trong nước.

Những khó khăn còn cộng dồn trong điều kiện tín dụng bị thắt chặt. Để giảm áp lực trong khâu lưu thông và để thu hồi vốn, Hiệp hội mía đường VN vừa kiến nghị Bộ Công thương và Bộ NN&PTNT cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu khoảng 200.000 tấn đường.

Nghịch lý câu chuyện muối, đường (kỳ 2)
Trong khi Hiệp hội Mía đường đề xuất xuất khẩu khoảng 200.000 tấn, thì Bộ Công thương lại cấp hạn ngạch nhập khẩu 71.000 tấn. Ảnh : Như Ý.

Theo ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam, do các doanh nghiệp đang cần vốn để trả nợ tiền thu mua mía của nông dân cũng như áp lực từ lãi suất ngân hàng nên phải chấp nhận bán đường ra với mức giá lỗ. Hiện giá bán tại nhà máy chỉ còn 15.500 đồng/kg (tiếp tục giảm thêm khoảng 1.000 đồng/kg so với tháng trước), trong khi giá thành sản xuất hơn 16.000 đồng/kg. Hiện lượng đường tồn kho tăng cao lên khoảng 300.000 tấn, nên các doanh nghiệp đang tính đến việc cắt giảm mức hỗ trợ thu mua khoảng 100 đồng/kg mía nguyên liệu.

Ông Lê Văn Tam - Chủ tịch  HĐQT Công ty mía đường Lam Sơn, cho biết, hiện doanh nghiệp này đang thu mua với giá khoảng 1.200 đồng/kg mía 10 chữ đường tại ruộng, các doanh nghiệp phía Nam thu mua với giá 1.050 - 1.100 đồng. Sắp tới, giá mía nguyên liệu sẽ giảm còn khoảng 900 đồng/kg. Theo ông Tam, như vậy lợi nhuận của người nông dân sẽ giảm đáng kể bởi ở vùng nguyên liệu của Lam Sơn, giá mua cao, chi phí sản xuất thấp, năng suất mía cao nhất cả nước thì chi phí mỗi kg mía đã bình quân khoảng 700 đồng.

Tuy nhiên, trước mắt, hai Bộ mới đồng ý cho xuất khẩu khoảng 100.000 đồng - 150.000 tấn đường.

Khó khăn kép

Đối với việc nhập khẩu 71.000 tấn đường theo cam kết WTO, Bộ NN&PTNT đồng ý với đề nghị của Hiệp hội mía đường Việt Nam, nên thực hiện từ tháng 6 tới. Lý do, theo Bộ NN&PTNT, từ nay đến tháng 5 là chính vụ sản xuất, lượng đường tồn kho nhiều, các doanh nghiệp sản xuất đường gặp khó khăn.

Việc nhập khẩu đường theo cam kết WTO gần như là bắt buộc. Ông Tam tính toán, hiện giá bán đường tại nhà máy đã vào khoảng 15.500 đồng/kg, qua các khâu phân phối, lãi suất..., đến tay người tiêu dùng sẽ còn cao hơn nhiều. Trong khi đó, giá đường nhập khẩu chỉ trên dưới 600 USD/tấn.

Nhưng, theo ông Lê Văn Tam, vẫn có cách hạn chế việc nhập khẩu đường để bảo vệ ngành mía đường trong nước. Trong cam kết này, cho phép quốc gia nhập khẩu có thể áp mức thuế tối đa tới 60%. Tuy nhiên, ông Tam cho biết vấn đề là Bộ Công thương có muốn hay không, bởi từ xưa đến nay chưa bao giờ mức thuế này được áp dụng. Năm 2011 hạn ngạch nhập khẩu 250.000 tấn, thuế suất nhập khẩu 15% được áp cho cả đường thô và đường tinh luyện.

Mặc dù sản lượng đường từ nay trở đi luôn dư thừa nhưng sắp tới, theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Diệp Kỉnh Tần, tháng 11/2012, nhà máy đường công suất 7.000 TMN của Tập đoàn HAGL sẽ sản xuất. Công ty TNHH NIVL (Long An cũng đã có kế hoạch đầu tư 3 nhà máy tại Campuchia. Trong đó, một nhà máy công suất thiết kế 7.000 TMN đã xây dựng và sẽ vận thành trong tháng 3 này. Ngoài ra, một số doanh nghiệp khác như Hoà Phát, Kim Hà Việt, Đường Biên Hoà... cũng đang khảo sát xây dựng nhà máy ở 2 quốc gia này. Phần lớn sản phẩm của các nhà máy này sẽ tiêu thụ tại Việt Nam. Vì vậy, Bộ NN&PTNT đề nghị Bộ Công thương sớm xây dựng Chiến lược xuất khẩu đường đến năm 2020.

Tạm trữ 200.000 tấn đường

Đây là ý kiến đề xuất của Bộ NN-PTNT vừa gửi Bộ Công thương về một số biện pháp điều hành sản xuất, tiêu thụ đường 2012. Bộ NN-PTNT nhất trí với kiến nghị của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, đề nghị Bộ Công thương trình Chính phủ cho tạm trữ 200.000 tấn đường với thời gian 6 tháng. Bộ NN-PTNT cũng đề nghị Bộ Công thương rà soát, kiểm tra hệ thống phân phối đường, có kế hoạch xây dựng, kiểm soát chuỗi phân phối, đảm bảo giá đường trên thị trường tương ứng với giá bán của nhà máy. Hiện, giá bán đường trên thị trường cao hơn rất nhiều so với giá bán ra của nhà máy. ( Khang-Thư).

Theo tintuc.xalo.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét